Tin Tức - Sự Kiện

Nhà máy điện rác lớn nhất Việt Nam chính thức hòa lưới điện quốc gia

25/07/2022, 10:57 AM

Rác thải sinh hoạt luôn là vấn đề nóng ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Xử lý rác bằng phương pháp chôn lấp tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nhà máy điện rác lớn nhất Việt Nam chính thức đi vào hoạt động góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường và tạo ra điện năng phục vụ cho đời sống và sản xuất. 

 

Rác thải luôn là vấn đề nóng đe dọa môi trường 

 

Rác thải sinh hoạt luôn là vấn đề nóng ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Tại Việt Nam bình quân mỗi ngày có khoảng 35.000 tấn rác thải sinh hoạt đô thị và 34.000 tấn rác thải sinh hoạt nông thôn được thải ra. Khối lượng rác tại Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là 7.000-8.000 tấn rác mỗi ngày.

Xử lý rác bằng phương pháp chôn lấp là cách làm lạc hậu gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước tiềm ẩn nguy cơ lây lan mầm bệnh cho người dân xung quanh. 

 

Nhà máy điện rác lớn nhất Việt Nam

 

 

Nhà máy Điện rác Sóc Sơn thuộc Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn, huyện Sóc Sơn tọa lạc trên diện tích đất khoảng 17,51ha. Dự án được khởi công từ tháng 8/2019, hôm nay chính thức vận hành giai đoạn 1. 

Đây được xem là nhà máy điện rác lớn nhất Việt Nam với tổng công suất dự kiến 4.000 tấn/ngày - đêm đáp ứng nhu cầu về xử lý rác thải sinh hoạt của TP Hà Nội hiện nay. 

 

Nhà máy chia làm 3 giai đoạn vận hành với tổng số 5 lò đốt và 3 tổ máy phát điện. Trong giai đoạn 1, nhà máy sẽ vận hành lò đốt số 3-4 (tổ máy 1), giai đoạn 2 vận hành lò đốt số 1-2 (tổ máy 2), giai đoạn 3 là lò đốt số 5 (tổ máy 3). 
Dự kiến, với 4.000 tấn rác được đốt, lượng điện phát ra là 75 MW. Trong đó, 15-20% lượng điện được tái sử dụng phục vụ cho hoạt động của nhà máy, lượng điện còn lại sẽ hoà vào điện lưới quốc gia.

Nhà máy dùng công nghệ đốt rác hỗn hợp (không qua phân loại). Với công nghệ của Bỉ, việc đốt rác sẽ tận thu nhiệt điện để phát điện. 

 

Nhà máy điện rác Sóc Sơn chính thức đi vào hoạt động góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường và tạo ra điện năng phục vụ cho đời sống và sản xuất. 

Ý kiến bạn đọc